Khách hàng nhận hóa đơn
1. Khách hàng có thể nhận hóa đơn điện tử bằng những hình thức nào?
- Tiếp nhận trên Cổng tra cứu nhận hóa đơn của bên phát hành , hoặc tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử, ví vụ: http://hoadondientu.hilo.com.vn/Invoice/Search
- Tiếp nhận qua email
- Tiếp nhận qua SMS
Hình thức 1 & 2 là hai hình thức tiếp nhận hóa đơn phổ biến, đơn giản, dễ được khách hàng chấp nhận.
2. Với hóa đơn điện tử, khách hàng (người mua) có thể thực hiện những tác vụ gì?
- Xem Hóa đơn,
- Tải hóa đơn để thực hiện lưu trữ,
- In hóa đơn ra giấy để xem (không có giá trị pháp lý),
- Chuyển đổi thành hóa đơn giấy phục vụ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa (có giá trị như hóa đơn giấy thông thường).
3. Khi phát hiện ra thông tin hóa đơn điện tử bị sai sót (thông tin khách hàng, thông tin hàng hóa, giá…,) khách hàng phải làm gì?
- Liên hệ với bên phát hành hóa đơn (bên bán hàng) để xử lý các sai sót của Hóa đơn
- Nếu bên mua hàng cần sử dụng hóa đơn vào khai báo thuế, bên mua cần phải phối hợp với bên bán để lập biên bản xác nhận điều chỉnh/thay thế hóa đơn.
4. Nếu khách hàng muốn tra cứu hóa đơn của tháng trước, có được không?
- Hoàn toàn được. Theo quy định hóa đơn được lưu trữ 10 năm, hóa đơn điện tử cũng lưu trữ như vậy.
- Khách hàng có thể tra cứu hóa đơn trên website được bên bán cung cấp
5. Bên mua phải thực hiện ký số vào hóa đơn điện tử không?
- Trường hợp 1: Khách hàng là doanh nghiệp, cần sử dụng Hóa đơn vào hoạch toán và khai Thuế
- Đối với các Hóa đơn hóa đơn điện; hóa đơn nước; hóa đơn dịch vụ viễn thông; hoá đơn dịch vụ ngân hàng theo Khoản 3, điều 4, thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15/05/2013 =>> Bên mua hàng Không phải ký lại Hóa đơn.
- Đối với Hóa đơn cho các loại hình cung cấp hàng hóa dịch vụ khác nếu Giữa bên Bán và bên Mua có các Hồ sơ chứng từ chứng minh việc mua bán: Hợp đồng kinh tế, Phiếu xuất kho, Bảng kê chi tiết hàng bán, Biên bản giao nhận hàng bán, Phiếu thu…=>> Bên mua hàng Không phải ký lại Hóa đơn.
- Các trường hợp khác: Phải thực hiện ký số vào Hóa đơn mới được coi là Hóa đơn điện tử hoàn chỉnh và có tính pháp lý, sử dụng được với cơ quan Thuế.
- Trường hợp 2: Khách hàng là doanh nghiệp không cần sử dụng hóa đơn vào khai Thuế hoặc là khách hàng cá nhân: Không phải thực hiện ký số vào hóa đơn điện tử vẫn được coi là hóa đơn có tính pháp lý
6. Bên mua phải thực hiện ký số vào hóa đơn điện tử thì sử dụng chữ ký số nào?
- TH1: Khách hàng doanh nghiệp (bên mua): Sử dụng chính chữ ký số đang khai Thuế điện tử để thực hiện ký số vào Hóa đơn điện tử.
- TH2: Khách hàng không phải là doanh nghiệp (cá nhân) thì không cần thực hiện ký số vào hóa đơn
7. Bên mua hàng có phải thực hiện lưu hóa đơn điện tử không?
- Đơn vị phát hành HDDT (bên bán): Lưu trữ tập trung và cung cấp HDDT cho khách hàng bất cứ khi nào (bắt buộc) – Theo chu trình lưu trữ 10 năm (luật kế toán hiện Tại)
- Khách hàng (bên mua): Có thể lưu 1 bản (không bắt buộc)
8. Bên mua phải thực hiện Kê khai thuế với hóa đơn điện tử như thế nào?
- Kê khai giống như hóa đơn giấy.
9. Khi nào Bên mua hàng cần hóa đơn giấy để phục vụ việc lưu trữ chứng từ kế toán phải làm gì?
- Người MUA (và cả người bán) được chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để phục vụ việc lưu trữ chứng từ kế toán theo quy định của Luật Kế Toán
- Thực hiện chuyển đổi trên hệ thống trong mục “CHUYỂN ĐỔI HD”