Giải đáp 4 thắc mắc khi sử dụng hóa đơn điện tử không thể bỏ qua
- Người viết: tiennh@hilo.com.vn lúc
- Tin tức
Tư vấn cách sử dụng hóa đơn điện tử từ chuyên gia.
Hilo Invoice – Phần mềm hóa đơn điện tử HILO chia sẻ đến các Doanh Nghiệp một số kinh nghiệm đồng thời giải đáp thắc mắc khi sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử, những thắc mắc dễ gặp mà Doanh Nghiệp nào cũng gặp phải khi sử dụng hóa đơn điện tử hiện nay. Hãy cùng các chuyên gia giải đáp giải đáp tìm hiểu đầy đủ ngay dưới đây.
Doanh nghiệp muốn phát hành hóa đơn điện tử, tuy nhiên đang còn hóa đơn giấy, doanh nghiệp cần phải làm gì?
Trả lời:
Phương án 1: Doanh nghiệp có thể phát hành đồng thời 2 loại hóa đơn, theo khoản 3 điều 7 Thông tư 32/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 3 năm 2011:
Tổ chức kinh doanh có thể đồng thời tạo nhiều hình thức hóa đơn khác nhau (hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử) và phải thực hiện thông báo phát hành từng hình thức hóa đơn theo quy định.
Trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, đối với mỗi lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, tổ chức kinh doanh chỉ sử dụng một (01) hình thức hóa đơn, cụ thể: nếu tổ chức kinh doanh sử dụng hóa đơn tự in cho lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thì không dùng hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử cho lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đó; nếu sử dụng hóa đơn điện tử thì không sử dụng hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in; nếu sử dụng hóa đơn đặt in thì không sử dụng hóa đơn điện tử, hóa đơn tự in.
Phương án 2: Nếu số lượng hóa đơn giấy còn ít, Doanh nghiệp không muốn phiền toái khi báo cáo cuối kỳ do phải tổng hợp từ 2 nguồn phát hành hóa đơn, Doanh nghiệp có thể làm thủ tục xin hủy số hóa đơn giấy còn lại.
Bên bán phát hành hóa đơn điện tử mà bên mua lại yêu cầu hóa đơn giấy thì phải sử lý thế nào?
Trả lời :
Theo khoản 1 điều 12 thông tư 32/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 3 năm 2011, cho phép chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy, cụ thể:
1. Nguyên tắc chuyển đổi
Người bán hàng hóa được chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hoá hữu hình trong quá trình lưu thông và chỉ được chuyển đổi một (01) lần. Hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa phải đáp ứng các quy định nêu tại Khoản 2, 3, 4 Điều này và phải có chữ ký người đại diện theo pháp luật của người bán, dấu của người bán.
Người mua, người bán được chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để phục vụ việc lưu trữ chứng từ kế tóan theo quy định của Luật Kế tóan. Hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy phục vụ lưu trữ chứng từ kế tóan phải đáp ứng các quy định nêu tại Khoản 2, 3, 4 Điều này.
2. Điều kiện
Hóa đơn điện tử chuyển sang hóa đơn giấy phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- a) Phản ánh toàn vẹn nội dung của hóa đơn điện tử gốc;
- b) Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy;
- c) Có chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy.
3. Giá trị pháp lý của các hoá đơn điện tử chuyển đổi
Hóa đơn điện tử chuyển đổi có giá trị pháp lý khi bảo đảm các yêu cầu về tính toàn vẹn của thông tin trên hóa đơn nguồn, ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi và chữ ký, họ tên của người thực hiện chuyển đổi được thực hiện theo quy định của pháp luật về chuyển đổi chứng từ điện tử.
4. Ký hiệu riêng trên hoá đơn chuyển đổi
Ký hiệu riêng trên hoá đơn chuyển đổi từ hoá đơn điện tử sang hoá đơn dạng giấy bao gồm đầy đủ các thông tin sau: dòng chữ phân biệt giữa hoá đơn chuyển đổi và hoá đơn điện tử gốc – hóa đơn nguồn (ghi rõ “HOÁ ĐƠN CHUYỂN ĐỔI TỪ HOÁ ĐƠN ĐIỆN TỬ”); họ và tên, chữ ký của người được thực hiện chuyển đổi; thời gian thực hiện chuyển đổi.
Lưu ý: Trường hợp cần hóa đơn đỏ làm giấy đi đường chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa cần phải thực hiện việc chuyển đổi này.
Doanh nghiệp có thể gửi hóa đơn cho khách hàng của mình bằng những hình thức nào?
Trả lời:
Doanh nghiệp có thể gửi Hóa đơn điện tử cho khách hàng của mình:
Gửi trên Cổng tiếp nhận hóa đơn của bên phát hành (Web, Portal): Mỗi khách hàng sẽ có 1 tài khoản riêng để truy cập hệ thống để lấy hóa đơn
Gửi tới địa chỉ email của khách hàng
Với các trường hợp đặc biệt (khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ, hàng tháng tiếp nhận nhiều hóa đơn):
1.Gửi tự động đến Tool tiếp nhận hóa đơn (được cài đặt trên máy tính của bên nhận hóa đơn).
2.Tích hợp qua Services.
Doanh nghiệp phải lưu trữ hóa đơn điện tử hay không? thời hạn lưu trữ là bao lâu?
Trả lời: Có.
Đơn vị phát hành HĐĐT (bên bán): Lưu trữ tập trung và cung cấp HĐĐT cho khách hàng bất cứ khi nào (bắt buộc)
Khách hàng (bên mua): Có thể lưu 1 bản (không bắt buộc)
Lưu trữ hóa đơn điện tử theo thời hạn quy định của Luật Kế toán (hiện hành là 10 năm). Tùy theo quy định về tài chính của các đơn vị đặc thù, thời gian lưu trữ có thể sẽ hơn 10 năm (Ví dụ: Hóa đơn khám chữa bệnh lưu theo hồ sơ bệnh án tối thiểu là 15 năm).